Vì sao cần bảo dưỡng van công nghiệp?

Mục lục

Van công nghiệp là thiết bị tối quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp. Chúng có tác dụng điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy trong đường ống và được áp dụng trong nhiều tình huống. Ngoài ra, trong những trường hợp xảy ra sự cố hoặc cần bảo dưỡng các thiết bị trong đường ống, van công nghiệp sẽ đóng vai trò ngăn chặn dòng chảy để việc thực hiện thi công hay xử lý sự cố diễn ra an toàn. Tuy nhiên, cũng giống như những thiết bị cơ khí khác, van công nghiệp sau một thời gian sử dụng có thể gặp những vấn đề như hao mòn, tích tụ cặn bẩn dẫn đến hiệu suất hoạt động kém hiệu quả và thậm chí gây ra những sự cố như rò rỉ hay gây tắc nghẽn đường ống. Do đó, việc bảo dưỡng van thường xuyên là việc quan trọng để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

Hệ thống van cổng và van 1 chiều trong hố van
Hệ thống van cổng và van 1 chiều trong hố van

Vì sao van công nghiệp cần bảo dưỡng?

Có 3 lý do chính giải thích cho việc vì sao chúng ta cần bảo dưỡng các thiết bị van công nghiệp, đó là đảm bảo hiệu quả hoạt động, tuổi thọ và sự an toàn của hệ thống khi vận hành. Bảo dưỡng van thường xuyên sẽ đảm bảo van công nghiệp có thể kiểm soát được lưu lượng, tốc độ dòng chảy và áp suất trên đường ống. Đây là điều vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành của các trạm cấp nước, nhà máy sản xuất hay hệ thống bơm dân sinh. Ngoài ra, van hoạt động ổn định cũng hạn chế tỉ lệ gặp sự cố của hệ thống đường ống, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian sửa chữa

Các loại van công nghiệp thường được lắp đặt bên trên đường ống, đòi hỏi người thực hiện thi công phải chuyển hướng được dòng chảy để tháo giỡ van. Quy trình tháo giỡ không quá phức tạp nhưng với trường hợp van có kích thước lớn và nằm ở vị trí không thuận lợi (dưới hố sâu, không gian xung quanh nhỏ hẹp) thì sẽ phức tạp và cần được thi công cẩn thận hơn.

Quy trình bảo dưỡng van

Quy trình bảo dưỡng van công nghiệp thông thường sẽ được thực hiện qua 9 bước cơ bản như sau:

1. Tiến hành chuyển hướng dòng chảy hoặc chặn nước trên đường ống để việc tháo dỡ van thuận tiện và an toàn
2. Tiến thành tháo dỡ van, với những loại van có kích thước lớn cần có thiết bị nâng hạ để thực hiện thi công
3. Kiểm tra bằng trực quan những vị trí mòn hỏng, ăn mòn, hoen gỉ và rò rỉ
4. Tháo các bộ phận của van
5. Kiểm tra tình trạng của bulong, nếu hoen gỉ hay nứt gãy thì cần thay mới
6. Vệ sinh, loại bỏ cặn bẩn, đánh gỉ thân, cánh và buồng van. Sơn chống gỉ mới
7. Dựa theo hướng dẫn nếu có, cấp mỡ bôi trơn cho ty van, bulong và đĩa van
8. Kiểm tra tình trạng gioăng kín, thay mới nếu cần thiết để hạn chế tình trạng rò rỉ
9. Lắp lại van và đặt lại vị trí cũ

Bảo dưỡng, kiểm tra và vệ sinh tổng thể van công nghiệp
Bảo dưỡng, kiểm tra và vệ sinh tổng thể van công nghiệp

Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta có thể rút ra được những ý chính sau:

  • Van công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp và xử lý nước
  • Việc bảo dưỡng van công nghiệp là cần thiết để van và hệ thống vận hành ổn định và an toàn
  • Các bước cơ bản nhất để kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống van công nghiệp

 

Việc nắm bắt được rõ lý do vì sao cần bảo dưỡng van công nghiệp và quy trình cơ bản khi thực hiện bảo dưỡng là việc cần thiết để các doanh nghiệp vận hành tối ưu được hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí sửa chữa cho hệ thống. Nhà thầu P&F hiểu được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống van nên đã cung cấp dịch vụ bảo dưỡng van đi kèm trong quá trình thực hiện bảo dưỡng các hệ thống máy bơm. Quý doanh nghiệp có nhu cầu hay câu hỏi về bảo dưỡng máy bơm, động cơ hay các thiết bị liên quan có thể liên hệ ngay để được tư vấn cụ thể hơn. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao, chúng tôi tin có thể đồng hành cùng các doanh nghiệp trong những dự án tương lai.